Triết lí thiết kế WABI SABI – nguồn cảm hứng của VG DESIGN

VGD_Khach san to ken Khan Hoang capsule hotel Hang Be

Với những ai yêu thích sự đơn giản, mộc mạc và tinh tế trong thiết kế chắc hẳn không thể bỏ qua nghệ thuật Wabi Sabi – triết lý sống của người Nhật về một cách nhìn khác đối với cuộc sống, về cách tôn vinh vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo xung quanh ta.

Phong cách Wabi Sabi là gì?

Phong cách thiết kế Wabi Sabi đến từ Nhật Bản đi theo thiên hướng áp dụng những thói quen giản dị, những thứ không hoàn hảo để tạo nên cảm giác mộc mạc và chân thật nhưng vẫn không mất đi tính nghệ thuật. Trong phong cách Wabi Sabi, một chiếc ghế sofa bằng da xuất hiện những dấu hiệu cũ kĩ, những miếng gỗ hơi mục qua thời gian, một chiếc cốc sắt đã bị méo … là những yếu tố tuyệt hảo để tạo nên phong cách thiết kế “tôn vinh vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo”.

Wabi sabi và phong cách kiến trúc Nhật Bản

Với người Nhật Bản, Wabi Sabi là linh hồn của nghệ thuật trà đạo và là tiêu chuẩn thẩm mỹ cho nhiều lĩnh vực như kiến trúc, hội họa, thơ ca và gốm sứ Nhật. Ví dụ như nghệ thuật Kintsugi – nơi những mẫu gốm rạn vỡ được “vá” lại bằng chất liệu sơn mài có phủ lên hoặc trộn thêm với bột vàng nhằm phơi bày thay vì che giấu các “khiếm khuyết” của sản phẩm.

Trà đạo Nhật Bản (ảnh sưu tầm)

Trong kiến trúc Nhật Bản, phong cách thiết kế Wabi Sabi được thể hiện qua sự tôn trọng và việc giữ nguyên bản chất vốn có của mọi vật. Kiến trúc Wabi Sabi là sự mộc mạc, gần gũi, dễ chịu được kết hợp từ các yếu tố kiểu dáng, kết cấu không gian, chất liệu và màu sắc. Một số đặc điểm của phong cách kiến trúc Wabi Sabi

  • Kiểu dáng: Với sự tối giản là tiền đề, các thiết kế Wabi Sabi mang đường nét đơn giản, hạn chế tối đa việc uốn, nắn, có thể thay đổi theo mục đích của người dùng miễn sao thể hiện đầy đủ công năng của sản phẩm.
  • Không gian, ánh sáng: Wabi Sabi chú trọng tạo nhiều khoảng trống để tạo không gian thoáng đoãng, dễ chịu.
  • Chất liệu: chất liệu được ưa chuộng trong các thiết kế mang phong cách Wabi Sabi có thể kể đến như gỗ, đá, vải vóc, kim loại thô. Bên cạnh đó, Wabi Sabi thường bỏ qua công đoạn gia công nhằm tránh làm mất đi nét đẹp tự nhiên của các chất liệu này.
  • Màu sắc: các thiết kế mang tinh thần bất toàn thường sử dụng các tông màu mang nét trầm tĩnh, sâu lắng và nhẹ nhàng có trong các chất liệu như nâu, vàng nhạt, xám, trắng. Dù không có màu sắc nào nổi trội, nhưng chúng tạo nên một tổng thể hài hòa và thanh thoát cho các không gian kiến trúc.
Thiết kế mang âm hưởng Wabi sabi (ảnh sưu tầm)

Wabi Sabi và cảm hứng của VG Design

Tại VG Design, Wabi Sabi là một trong những lí tưởng thiết kế được trân trọng và cảm nhận nhiều nhất, đặc biệt bởi kiến trúc sư Nguyễn Bùi Vũ, nhà sáng lập VG Design JSC. Anh Vũ nói: “Với Wabi Sabi, không có thứ gì gọi là đồ bỏ đi. Bản thân tất cả mọi thứ luôn luôn tồn tại một vẻ đẹp riêng cần được trân trọng. Vẻ đẹp của chúng không hề mất đi, mà đơn giản qua thời gian, nó chuyển sang một nét đẹp khác mà người nhìn cần sự tĩnh mới có thể cảm được nó.”

Qua nhiều năm hoạt động, Wabi Sabi là một trong những nguồn cảm hứng quan trọng giúp VG Design tạo nên những công trình mới, có khả năng thể hiện sự tương phản của nét đẹp hiện đại bên cạnh những yếu tố cũ đã trường tồn qua thời gian. Những sản phẩm của VG Design được lấy cảm hứng từ phong cách Wabi Sabi có thể kể đến như khách sạn ‘Khẩn Hoang’ và đặc biệt, văn phòng làm việc của chính VG Design – nơi truyền cảm hứng sáng tạo cho biết bao công trình.

Dự án Văn phòng VG Design
Dự án Khách sạn tổ kén Khẩn Hoang – thiết kế bởi VG Design

Vốn là một triết lí nghệ thuật không có một định nghĩa cụ thể, Wabi Sabi vẫn còn tồn tại những đặc điểm và ý nghĩa chưa được khai thác. Với mong muốn đưa được những triết lí nghệ thuật ấy vào phong cách kiến trúc, Wabi Sabi đã, đang và sẽ vẫn là một lí tưởng mà VG Design mong muốn được khám phá.

Nguồn: Tạp chí phái đẹp EllE, The vintage news, Nội Thất Art

Leave a Reply